Không chỉ là vật dụng bắt buộc với học sinh tiểu học Nhật Bản, giờ đây hình ảnh những chiếc cặp chống gù Randoseru đến từ đất nước mặt trời mọc đã trở nên rất quen thuộc trong cuộc sống và cũng là sự lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh dành cho con yêu trước thềm năm học mới.
Tuy nhiên, có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết lần đầu tiên xuất hiện dạng cặp này cách đây đến khoảng 400 năm. Cùng JE Mart tìm hiểu xem nguồn gốc ra đời và lịch sử phát triển của cặp chống gù lưng Nhật Bản này nhé.
Nguồn gốc ra đời của cặp chống gù lưng Nhật Bản
Cặp chống gù lưng Nhật Bản còn được gọi là “cặp Randoseru”, phiên âm từ chữ “ransel” – dùng để chỉ vật dụng đựng hành lý trong tiếng Hà Lan. Những chiếc cặp Randoseru bắt buộc trong đồng phục học sinh tiểu học Nhật Bản này có nguồn gốc ra đời từ quân đội.
Từ thời Edo (1603 – 1868), trong quân đội Nhật Bản diễn ra một làn sóng cải cách quân sự theo phương Tây. Cũng từ đó, những chiếc ba lô kiểu Tây (gọi là “ransel”) tiện dụng với thiết kế khoa học được những người lính Nhật ưa chuộng, sử dụng rộng rãi.
Nhận thấy sự tiện dụng của những chiếc balo này, chính phủ Nhật Bản đã quyết định ban hành chính sách sử dụng vật dụng này cho học sinh tiểu học. Sự ra đời của chiếc cặp này đã giúp người Nhật giải quyết được nỗi lo về sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ Nhật Bản.
Lịch sử phát triển của cặp chống gù lưng Nhật Bản
Xuất hiện cách đây khoảng 400 năm trước, nhưng không phải ngay từ đầu chiếc cặp này đã được sử dụng rộng rãi ở học sinh tiểu học.
Ban đầu, những chiếc cặp randoseru này chỉ sử dụng bắt buộc đối với trường học hoàng gia Gakushuin, bởi vì điều kiện kinh tế của các gia đình Nhật Bản khi đó vẫn còn hạn chế mà giá thành của loại cặp này khá cao nên không phải gia đình nào cũng có thể mua cho con em sử dụng.
Phải đến sau Chiến tranh Thế giới II, kinh tế nhật Bản có sự phát triển mạnh mẽ thì cặp chống gù mới được sử dụng phổ biến hơn. Vào thập niên 60 của thế kỷ XX, cặp randoseru đã chính thức được chính phủ Nhật Bản đưa vật vào danh sách “không thể thiếu” đối với các trường tiểu học tại nước này.
Một chiếc cặp chống gù Nhật Bản điển hình cao 30 cm, chiều ngang 24 cm và bề dày là 18 cm. Bên trong có 1 ngăn chính đựng sách vở và 2 ngăn phụ đựng đồ dùng học tập.
Khi mới đưa vào sản xuất, những chiếc randoseru được làm từ da bò và da lợn. Tuy nhiên, từ năm 2004, để giảm tải trọng lượng của cặp, người ta đã chuyển sang sử dụng da tổng hợp Clarino, giúp giảm tới 70% trọng lượng so với các loại da truyền thống.
Ngày nay, những chiếc cặp chống gù Nhật Bản được làm với nhiều màu sắc (như đỏ, xanh navy, xanh nhạt, hồng, tím, nâu,..) để các em học sinh lựa chọn hơn thay vì chỉ có màu đen và đỏ như trước kia. Khóa của cặp cũng đa dạng hơn như sử dụng nam châm, nút bấm… chứ không chỉ là khóa cài như ngày xưa.
Trải qua bề dày lịch sử phát triển, những chiếc cặp chống gù Nhật Bản ngày càng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Nó không chỉ là vật dụng bắt buộc của học sinh tiểu học Nhật Bản, mà nó còn trở thành nét đẹp văn hóa Nhật Bản được thế giới biết đến rộng rãi qua phim, ảnh, truyện tranh.